Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - trung tâm vǎn hóa của phụ nữ
Ra đời ngày 29/04/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - số 202 Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với phụ nữ trong nước và của khách nước ngoài đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh.

Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Đó là tâm nguyện và ý chí của thế hệ phụ nữ nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.
Được sự chấp thuận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nǎm 1983 Tổ Nghiên cứu lịch sử phụnữ Nam bộ được thành lập. Với tinh thần làm việc khẩn trương của Tổ sử phụ nữ Nam bộ, được sự ủng hộ tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân - ngày 29/4/1985 nhân kỷ niệm 10 nǎm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ được khánh thành với diện tích 200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề. Hoạt động chưa đầy một nǎm, nhà Truyền thống phụ nữ Nam bộ đã đón cả trǎm ngàn lượt khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là ở 14 tỉnh thành phía Nam.

Song, một thực tế cho thấy với một diện tích trưng bày khiêm tốn như trên, nhà Truyền thống phụ nữ Nam bộ không thể nào chuyển tải hết nội dung cũng như thể hiện được các mặt tiêu biểu, đặc thù của phụ nữ miền Nam. Do đó, ngày 08/03/1986 được Trung ương Đảng và Nhà nước cho phép, Tổ Sử phụ nữ Nam bộ khởi công xây dựng ngôi nhà mới có diện tích 3.000m2 trên nền một sân quần vợt cũ với kinh phí tự túc.
Qua 04 nǎm, vừa lo vận động kinh phí, vừa thi công xây dựng ngôi nhà mới, vừa sưu tầm tư liệu hiện vật và biên soạn quyển "Truyền thống đấu tranh của phụ nữ Nam bộ thành đồng" là một nỗ lực rất lớn của Tổ sử phụ nữ Nam bộ và của lớp cán bộ trẻ đầy tâm huyết với Bảo tàng.

Ngày 18/05/1990, lễ khánh thành nhà trưng bày mới được tổ chức trọng thể trong không khí tưng bừng cả nước kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ. Từ đó, Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ đã chuyển thành Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, trực thuộc ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định của Bộ Vǎn hóa Thông tin và Du lịch ký ngày 31 tháng 03 nǎm 1990.
Trong khuôn viên thoáng mát với nhiều cây xanh, hoa thắm, tượng đài "Bà mẹ Việt Nam" cao 4,5m, nặng 4,5 tấn bằng đồng, đứng vươn cao dưới bầu trời xanh thẳm đã gây cho ấn tượng mạnh và cảm xúc tốt đẹp thiêng liêng cho khách đến viếng thǎm Bảo tàng.
Đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã có được một cơ sở vật chất khang trang, hài hòa với diện tích sử dụng 5.410,5m2. Một hội trường có sức chứa gần 1.000 người. Hệ thống kho bảo quản trên 700m2.
Tính chung, Bảo tàng hiện đang quản lý và trưng bày trên 16.000 hiện vật, tài liệu và hình ảnh.

Thư viện có gần 10.000 đầu sách. Khu trưng bày gồm 3 tầng, có diện tích 3.162m2, với 8 phòng trưng bày rộng thoáng, sắp xếp theo các chuyên đề:
Phong trào phụ nữ - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Truyền thống phụ nữ Việt Nam
Tưởng niệm Hồ Chủ tịch
Đấu tranh của phụ nữ miền Nam qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ (đấu tranh chính trị, binh vận, võ trang, đấu tranh trong nhà tù thực dân đế quốc và công tác ngoại giao của phụ nữ Việt Nam)
Trang phục và trang sức của phụ nữ miền Nam
Vai trò của phụ nữ trong các làng nghề truyền thống ở miền Nam.
Phụ nữ miền Nam trong đời sống gia đình, lao động sản xuất và sinh hoạt vǎn hóa.Trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam.
Nhà ở của 3 vùng miền Nam: Nhà ở miền Đông, nhà ở miền Tây và nhà ở vùng Cao Nguyên (riêng chuyên đề này sẽ được trưng bày ngoài trời, dự kiến đến hết nǎm 2002 sẽ hoàn chỉnh).
Cạnh đó, với những hiện vật đặc sắc sưu tầm được, Bảo tàng đã tổ chức những cuộc triển lãm chuyên đề ngắn ngày giới htiệu với công chúng như:
Nghề dệt và những sản phẩm dệt truyền thống của phụ nữ miền Nam.
Đồ trang sức phụ nữ miền Nam thế kỷ 17.
Vật dụng sinh hoạt trong nhà bếp của phụ nữ miền Nam
Đám cưới người Việt ở miền Nam cuối thế kỷ 19.
Chợ thôn quê ở miền Nam đầu thế kỷ 20.
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Sài Gòn - Gia Định từ đầu thế kỷ 20 đến 1975.
Trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ các dân tộc miền Nam... đã thu hút nhiều khách quốc tế và giới nghiên cứu.

Dự kiến trong tương lai cũng là mục tiêu phát triển của Bảo tàng là phấn đấu xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hiện nay trở thành một Bảo tàng hiện đại về trang thiết bị, phong phú về nội dung, sinh động hấp dẫn về trưng bày và các hoạt động phục vụ công chúng.
Với tinh thần chủ động và đầy sáng tạo trong việc xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng, tập thể cán bộ công nhân viên Bảo tàng đã đưa Bảo tàng đến với công chúng bằng nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, phù hợp với các thế hệ phụ nữ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Có thể nói, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ còn là trung tâm vǎn hóa của phụ nữ.

Hàng nǎm, Bảo tàng tổ chức nhiều cuộc họp mặt truyền thống phụ nữ của các giới, những cuộc hội thảo khoa học, những buổi giao lưu vǎn hóa, tọa đàm, thi tìm hiểu, triển lãm, trình diễn vǎn nghệ theo đề tài nghiên cứu về phụ nữ.
Bảo tàng cũng đã phối hợp cùng các ngành, xây dựng dựng những bộ phim tài liệu về truyền thống Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, về nữ tù chính trị, nữ tù binh, nữ thanh niên xung phong... qua đó góp phần tác động tích cực đến việc giải quyết chính sách cho những đối tượng trên. Viết và xuất bản sách giới thiệu về những phụ nữ nổi danh trong lịch sử, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những phụ nữ thành đạt góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, những chuyện tích huyền thoại của phụ nữ có liên quan đến di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước.

Dù tuổi đời còn trẻ so với một số Bảo tàng khác, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên, tự khẳng định mình để xứng đáng với lòng mong muốn của đồng bào. Đến nay, đã có hơn 3 triệu khách đến tham quan và dự những hoạt động của Bảo tàng, trong đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nước và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nước.
Một bạn khách nước ngoài đã ghi lại những cảm xúc khi đến tham quan Bảo tàng "... các vật trưng bày được lựa chọn với lòng yêu mến trân trọng làm tôi sửng sốt... một dân tộc có truyền thống yêu quý và tôn trọng phụ nữ là một dân tộc mạnh mẽ, sáng suốt và có tương lai".
Ngày 24 tháng 4 nǎm 1998, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng. Đây là một phần thưởng xứng đáng và đầy khích lệ đối với tập thể đội ngũ cán bộ công chức của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
Bảo tàng Phụ Nữ đã đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là của giới nữ.
Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
Địa chỉ: 202 đường Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
Tel/Fax: (08)39327130
Email: [email protected]
Website: www.baotangphunu.com và http://www.womanmuseum.net